Thuỷ trị liệu đơn giản hơn ta nghĩ và những lợi ích bất ngờ

Thủy trị liệu là gì?

Thủy trị liệu là một phương pháp vật lý trị liệu. Thường sử dụng để giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân khi mắc các vấn đề về cơ xương khớp:

  • Đau mỏi vai gáy
  • Thoái hóa cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Viêm khớp.

Khác với bơi lội, thủy trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt được thực hiện trong hồ nước ấm. Nhiệt độ thường là 33 đến 36 độ C, giúp tăng cường tác động của nước lên cơ thể.

Thủy trị liệu sử dụng các tính chất vật lý của nước, bao gồm thủy nhiệt, thủy động và thủy hóa học. Các phương pháp thủy trị liệu có thể được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau của nước. Như trạng thái rắn, lỏng hoặc hơi, phù hợp với tình trạng bệnh lý, kích thước bộ phận điều trị và hướng dẫn của người thầy thuốc.

Thủy trị liệu có lợi ích gì?

Thủy trị liệu tác động trực tiếp tới da, sau đó dần tới cơ và các cơ quan khác. Các tác dụng của nước bao gồm

  • Giúp giảm đau khớp
  • Thư giãn cơ bắp
  • Tăng phạm vi chuyển động của khớp
  • Cải thiện sức mạnh cơ bắp

Các bài tập thủy trị liệu thường chậm để dễ dàng kiểm soát và đạt được mục đích thư giãn.

Thủy trị liệu cũng có thể được thực hiện an toàn tại nhà, là một trong những cách phổ biến nhất. Kỹ thuật này có tác dụng tăng tuần hoàn ngoại biên, tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt và thải độc tố.

Nguyên lý của thủy trị liệu

  • Hơi ấm của nước giúp cơ bắp của người bệnh thư giãn và giảm đau khớp. Đồng thời nước hỗ trợ trọng lượng, giúp giảm đau cho người bệnh và tăng phạm vi chuyển động của khớp.
  • Nước có thể giúp làm tăng mức độ chuyển động của khớp. Vì thế chúng ta cũng có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp bằng cách đẩy tay và chân xuống nước.

Thuỷ trị liệu an toàn tại nhà

Một trong những cách phổ biến nhất đó là ngâm nước ấm với những ai có bồn tắm sẵn có trong nhà.

Tác dụng của kỹ thuật này là tăng tuần hoàn ngoại biên, tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt, tăng thải mồ hôi. Tạo cảm giác thư giãn cơ làm giảm đau, giảm co thắt cơ.

Để thực hiện kỹ thuật này, bệnh nhân được chuẩn bị và nằm trong bồn nước ngâm đến cổ. Tăng nhiệt độ nước tới khoảng 37,80C. Có thể kết hợp với xoa bóp và tập vận động ở trong nước. Thời gian ngâm 20-30 phút. Kết thúc điều trị cần lau khô.

Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ được dùng cho một số bệnh như viêm khớp, tăng huyết áp. Các chứng co thắt của cơ quan tiêu hóa và tiết niệu, viêm dây thần kinh, chấn thương. Một số người bệnh nặng, xơ cứng động mặt, Basedow, động kinh, ưa chảy máu, rối loạn cảm giác nóng lạnh thì không nên sử dụng kỹ thuật này.

Các phương pháp giúp thư giãn và hỗ trợ phòng chữa bệnh được áp dụng phổ biến đó là ngâm chân và ngâm mông.

Ngâm chân bằng nước ấm và thảo dược

Ngâm chân bằng nước nóng có khả năng giúp mạch máu được giãn nở. Bạn nên kết hợp ngâm chân cùng xoa bóp bấm huyệt. Kết hợp với một số thảo dược như gừng tươi, ngải cứu, hoa tiêu, vỏ quế hay hồng hoa sẽ cho hiệu quả rất tốt.

Bàn chân là nơi tập trung của hệ thống mạng lưới mạch máu và mao mạch vô cùng phong phú. Khi tác dụng giãn nở mạch máu của việc ngâm chân đạt hiệu quả, máu sẽ được lưu thông dễ dàng hơn giảm áp lực máu lên thành mạch.

Việc ngâm chân nước nóng cũng có tác dụng tương tự với việc bạn tắm nước nóng. Với nhiệt độ vừa phải nước nóng sẽ giúp cho các tế bào cơ của bạn được thư giãn và hiệu quả phục hồi cơ được tốt hơn.

Nếu bạn đã trải qua một ngày lao động vất vả, mệt mỏi. Hãy thử thư giãn đôi chân của mình trong một chậu nước ấm. Chắc chắn việc này sẽ giúp bạn thoải mái.

Ngâm chân thảo dược có thể giúp giãn nở, giảm đau cơ gân khớp. Đồng thời ngăn ngừa các cơn đau khớp vào những ngày trời trở lạnh. Từ đó, cơ xương khớp sẽ trở nên dẻo dai hơn, hoạt động được trơn tru hơn.

Xem thêm Cách thực hiện

Ngâm mông bằng nước ấm và thảo dược

Phương pháp ngâm mông thường được thực hành bởi phụ nữ để chữa một số bệnh phụ khoa. Muối và thảo dược có tác dụng làm sạch và kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm gây bệnh. Ngâm mông bằng nước ấm có chứa muối và thảo dược như lá trầu không, lá chè, cỏ ngọt, tía tô, hoa cúc… Có thể giúp làm dịu vùng kín, giảm sưng đau và ngứa do viêm nhiễm.

Xem thêm cách chọn chậu ngâm mông