Tử cung lạnh mà một tình trạng được nhắc đến gần đây có liên quan tới tình trạng hiếm muộn đang gia tăng. Vì vậy, hiểu biết về vấn đề này có thể giúp chị em phụ nữ phòng tránh, điều trị và nuôi dưỡng cơ thể tốt hơn. Để chào đón những niềm vui mới trong cuộc đời.
Tuy nhiên trước khi biết được cách điều trị hiệu quả nhất, chị em nên tìm hiểu lạnh tử cung là như thế nào mà có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Tử cung lạnh là gì?
Theo y học cổ truyền, khái niệm tử cung lạnh được hiểu theo cách đơn giản; đây là tình trạng năng lượng dương không thể làm ấm cơ thể, khiến mạch máu tử cung co thắt lại khiến tử cung thiếu máu nuôi. Dẫn tới nhiều vấn đề về tử cung, buồng trứng và phụ khoa. Từ đó gây khó rụng trứng và thụ thai thành công.
Y học cổ truyền chú trọng đến sự cân bằng âm và dương (ví dụ như nóng và lạnh). Năng lượng dương chính là sự ấm áp, nóng và nổi trội ở pha sau của chu kỳ kinh nguyệt (nửa chu kỳ sau).
Tử cung lạnh được hiểu là năng lượng dương không thể làm ấm cơ thể sau chu kỳ kinh nguyệt chính là năng lượng dương. Trong suốt sau chu kỳ kinh , năng lượng dương sẽ làm ấm cơ thể, giúp lưu thông máu và tạo điều kiện để trứng rụng và đậu bám vào thành tử cung. Sau khi trứng và tinh trùng thụ thai, progesterone (hormone dương) khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, hỗ trợ bào thai đậu bám vào tử cung và phát triển.
Biểu hiện của tử cung lạnh là gì?
Bạn có thể nhận thấy bản thân đang thiếu năng lượng dương và tử cung lạnh có dấu hiệu sau:
- Cơ thể thường lạnh (luôn mặc áo khoác, khó làm ấm cơ thể)
- Tay và chân lạnh
- Tử cung lạnh dấu hiệu: Nhiệt độ cơ bản của cơ thể thấp
- Suy giáp
- Thường tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm
- Tiêu hóa kém là dấu hiệu lạnh tử cung
- Ra máu trước kỳ kinh hoặc máu đóng cục trong kỳ kinh
- Pha sau của chu kỳ kinh ngắn
- Tử cung lạnh dấu hiệu: Đau lưng dưới (thường vào lúc rụng trứng hay trong kỳ kinh nguyệt)
- Đau bụng kinh nhưng dễ chịu hơn khi được làm ấm
- Thường xuyên sảy thai là dấu hiệu lạnh tử cung
- Hiếm muộn
- Rụng trứng trễ
- Tử cung lạnh dấu hiệu: Không rụng trứng.
Vì sao phụ nữ lại bị tử cung lạnh?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử cung lạnh, xuất phát từ môi trường bên ngoài và nguyên nhân bên trong:
- Tiếp xúc với môi trường lạnh, đặc biệt là vùng chậu như ngồi xuống sàn nhà ướt lạnh thường xuyên.
- Sử dụng nhiều thức ăn và đồ uống lạnh. Việc này không chỉ gây hại cho dạ dày và còn có thể khiến tử cung bị lạnh. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ lạnh, tử cung bị ảnh hưởng, gây đau bụng kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều và có thể khiến bạn khó mang thai.
Nhiệt độ thấp sẽ phá hủy năng lượng dương của cơ thể. Ngoài ra, lạnh còn được gọi là năng lượng âm. Khi năng lượng này tích tụ quá nhiều, sự mất cân bằng xảy ra và khiến năng lượng dương bị giảm đi nhiều. - Tình trạng căng thẳng, stress, áp lực công việc.
- Thiếu ngủ hoặc không ngủ đủ giấc.
- Không rèn luyện tập thể dục đều đặn.
- Sử dụng thuốc quá mức, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau.
- Các vấn đề về sức khỏe như bệnh lý tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, vô sinh.
- Lạm dụng rượu, thuốc lá hoặc chất kích thích.
- Tuổi tác, đặc biệt là khi phụ nữ trưởng thành và tiếp cận tuổi mãn kinh.
Mặc dù có nhiều sự khác biệt giữa nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nhưng giữa chúng đều có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Suy giảm năng lượng dương khiến cơ thể lạnh từ bên trong nên dễ nhiễm lạnh từ bên ngoài hơn. Khi cái lạnh từ bên ngoài xâm nhập cơ thể bạn, năng lượng dương sẽ bị ảnh hưởng hay suy giảm.
Tử cung lạnh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chị em phụ nữ?
Tình trạng tử cung lạnh có thể gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe của phụ nữ, bao gồm:
- Vô sinh: Tử cung lạnh là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây vô sinh ở phụ nữ, do khó có thể thụ thai thành công.
- Sảy thai: Nếu bào thai không thể phát triển đầy đủ trong tử cung lạnh, rất có thể dẫn đến sảy thai.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Tử cung lạnh có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc kinh nguyệt bất thường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể của phụ nữ.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Tình trạng tử cung lạnh có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm phụ khoa.
Làm sao để làm ấm tử cung?
- Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể: Ăn uống đầy đủ và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe tử cung.
- Giảm stress: Stress ảnh hưởng lớn đến cơ thể và sức khỏe tử cung. Vì vậy, để bảo vệ tử cung và sức khỏe nói chung, phụ nữ nên hạn chế stress và có thói quen thư giãn thường xuyên.
- Tập thể dục, đặc biệt là yoga: Yoga là một trong những hình thức thể dục tốt cho sức khỏe tử cung. Việc tập yoga giúp tăng cường sự linh hoạt và tăng cường lưu thông máu đến tử cung.
- Massage tử cung: Massage tử cung giúp kích thích lưu thông máu đến tử cung, giúp nó trở nên ấm hơn và giảm các triệu chứng của tử cung lạnh.
- Sử dụng xông chườm nhiệt: Áp dụng nhiệt liệu bằng cách sử dụng bình nóng lạnh, túi nóng hay áp dụng các loại thuốc thảo dược giúp kích thích sự tuần hoàn máu đến tử cung.
- Ngâm mông: bằng cách trực tiếp ngâm vùng mông, xương chậu và bụng trong nước ấm chứa thảo mộc, bạn đã trực tiếp làm ấm tử cung một cách nhanh chóng.
- Dùng chăn ấm: Tránh ngủ trên sàn lạnh và sử dụng chăn ấm để giữ cho cơ thể ấm áp, đặc biệt là vùng tử cung.
Hãy tạo các thói quen giữ ấm cho tử cung và tránh xa các nguyên nhân gây lạnh tử cung.
Làm sao để ngăn ngừa tử cung lạnh?
- Chị em hạn chế ngồi lâu trên sàn nhà lạnh và ẩm ướt.
- Luôn luôn giữ ấm cho chân, dạ dày và lưng. Vào những ngày mùa đông lạnh giá chị em nên mặc quần áo kín che cả rốn và eo và mang đầy đủ tất, giày.
- Tránh không đi bơi trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Cần phải thay quần áo ngay sau khi mắc mưa.
- Nhớ sấy khô tóc sau khi tắm và trước khi ra ngoài trời lạnh.
- Hạn chế ăn uống nhiều đồ lạnh nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Điều trị ngay nếu cơ thể đang thiếu năng lượng dương. Biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng dương là thích ấm áp, chân và tay đều lạnh, đau đầu gối khi trời lạnh, da xanh xao…
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Bổ sung thói quen ngâm mông, ngâm tắm nước ấm hằng ngày
- Tập thói quen thư giãn, tránh xa căng thẳng